|

Lao động việc làm

Đánh giá tình hình lao động việc làm trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp những tháng cuối năm 2024

 

 

Thực hiện công văn số 1165/VPUBND-TH ngày 12/3/2024 của UBND tỉnh An Giang về việc chuẩn bị nội dung họp UBND tỉnh thường kỳ kinh tế - xã hội quý I năm 2024. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo như sau:

1. Tình hình lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm

Ban hành Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) cho 2.259 trường hợp được hưởng TCTN, tổng số tiền chi trả là 40.890 triệu đồng, giảm 1.439 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (số lao động ngoài tỉnh chuyển về là 1.296 chiếm trên 57,3% số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp). Lao động đang hưởng TCTN có việc làm trở lại làm việc 98 lao động/2.259 lao động thất nghiệp. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho 9.139 trường hợp (trong đó giới thiệu việc làm cho 875 trường hợp).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang đang có 131 doanh nghiệp nhu cầu tuyển 4.749 lao động (tăng 191,79% so với cùng kỳ năm 2023); 32 doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển 1.897 lao động (giảm 1,70% so với cùng kỳ năm 2023) như: Công ty Cổ phần TBS An Giang: 1.000 lao động; Công ty TNHH Universal Apparel: 400 lao động; Công ty TNHH An Giang Samho: 500 lao động; Công ty TNHH Dream An Giang: 140 lao động; Công ty TNHH Firstex An Giang: 150 lao động; Công ty TNHH May XNK Đức Thành: 150 lao động; Công ty TNHH May mặc LUAN: 1.200 lao động,… Ngoài ra, qua kết nối có 23 doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển: 12.550 lao động, với mức tiền lương bình quân từ 6 triệu đồng trở lên, chưa bao

Đầu năm đến nay, Tổ chức tư vấn được 04 Cụm (điểm) tại 03 huyện, thị, thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc, Phú Tân) và 02 ngày hội việc làm (tại TP. Long Xuyên, huyện Phú Tân) với 5.500 lao động và 88 doanh nghiệp tham dự (41 trực tuyến và 47 trực tiếp). Qua các điểm tư vấn việc làm đến nay đã có 436 lao động có nhu cầu tìm việc đăng ký trực tiếp và trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (giảm 8,21% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, lao động trong tỉnh có 399 người, lao động ngoài tỉnh có 37 người.

Trong Quý I năm 2024, có 112 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nhật Bản: 66 lao động, Đài Loan: 37 lao động, Hàn Quốc: 09 lao động).

          2. Dự báo tình hình lao động, việc làm những tháng cuối năm 2024

Dự kiến trong Quý II/2024 sẽ có khoảng 583 lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Trong đó, lao động phổ thông là 52 người (8,83%); Sơ cấp là 4 người (0,60%); Trung cấp là 29 người (4,97%); Cao đẳng là 104 người (17,84%); Đại học là 395 người (67,75%).

Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong Quý II/2024 khoảng 174 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với số lượng tuyển dụng lao động ước tính khoảng 8.778 người. Trong đó, lao động không có trình độ CMKT 8.523 người (97,09%); sơ cấp 22 người (0,25%); trung cấp 142 người (1,61%); Cao đẳng là 45 người (0,51%); Đại học là 47 người (0,54%). (Dự kiến trong năm 2024 khoảng 800 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với số lượng tuyển dụng lao động ước tính khoảng 11.883 người. Trong đó, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 10.708 người (90,12%); Sơ cấp 16 người (0,13%); Trung cấp 503 người (4,23%); Cao đẳng là 380 người (3,20%); Đại học là 276 người (2,32%)).

Qua nắm tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn các doanh nghiệp đã có đơn hàng mới và bắt đầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Số lao động tại các doanh nghiệp trong tỉnh có xu hướng tăng lên chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp ngành may mặc, da giày.

Nhìn chung, tình hình lao động, việc làm của các doanh nghiệp đã khởi sắc; có biến động nhưng tương đối ít, chủ yếu là nhu cầu tuyển thêm lao động của các doanh nghiệp; một số doanh nghiệp đã chốt được đơn hàng đến năm 2024 với đối tác. Tuy nhiên, vẫn còn doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản còn gặp khó khăn do chưa có đơn hàng, vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm lao động để duy trì hoạt động.

3. Giải pháp thực hiện trong thời gian tới

(1) Triển khai thực hiện tốt các giải pháp phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tnh (theo Kế hoạch số 338/KH-UBND ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh).

(2) Theo dõi, nắm bắt tình hình lao động để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, không để đứt gãy nguồn cung lao động; chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành, nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(3) Tiếp tục chỉ đạo TTDVVL tỉnh tăng cường kết nối thông tin về việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động; phối hợp các địa phương tổ chức các điểm, cụm, các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố và các khu công nghiệp….

(4) Phối hợp với NHCSXH tỉnh nâng cao chất lượng hoạt động vay vốn; thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng xã hội... giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

(5) Tăng cường tuyên truyền các chính sách hỗ trợ lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (theo Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh)…; tuyên truyền, phổ biến thông tin về nhu cầu, điều kiện tuyển lao động của các doanh nghiệp; rà soát, huy động đúng đối tượng tham gia các buổi tư vấn, kết nối việc làm nhằm kết nối hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động đồng thời hỗ trợ người lao động tìm được việc làm, ổn định đời sống.

Trên đây là báo cáo tình hình lao động việc làm trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp những tháng cuối năm 2024./.


Các tin đã đưa