|

Lao động việc làm

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội An Giang triển khai các hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024

 

 

Nhằm mục tiêu tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương; trên 80% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, phường, xã và trong Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiêp được tập huấn nâng cao về năng lực an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật; có khoảng 06 làng nghề, 15 Hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và có khoảng 50 Hội viên Hội nông dân làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024 với các hoạt động cụ thể:

1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ: Chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động kết hợp với Tháng công nhân năm 2024; Tổ chức các hoạt động phong phú, thiết thực, có sự tham gia của doanh nghiệp, cơ sở lao động, người lao động cả khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động; có sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, cơ sở lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động: Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn tỉnh tham gia triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cho các cán bộ cấp huyện, phường, xã, Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiêp. Tăng cường thanh tra, kiềm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

3. Các hoạt động huấn luyện, tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Thường xuyên truyên truyền, triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Triển khai các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ động triển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, tư vấn cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đến hội viên nông dân làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động./.

 


Các tin đã đưa