|

Người có công

An Giang long trọng tổ chức Họp mặt Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022)

Hoà cùng không khí sôi nổi của cả nước tiến tới kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 26/7/2022, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, nhằm tiếp tục khơi dậy lòng tri ân, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ người trồng cây” của toàn xã hội đối với các thế hệ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện Quyết định 1193/QĐ-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liêt sĩ (27/7/1947-277/2022), ôn lại truyền thống kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liêt sĩ và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2022, đề ra phuơng hướng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Về dự Họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, có lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh An Giang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh Xã hội; lãnh đạo Thành ủy-Thị xã ủy-Huyện ủy, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan; Đặc biệt, buổi Họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Thuong binh-Liệt sĩ trân trọng chào mừng sự có mặt của 75 cá nhân người có công tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống và có nhiều đóng góp cho xã hội.

Giai đoạn 2017-2022, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh An Giang và sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Lao động -Thư­ơng binh và Xã hội, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, công tác thực hiện chính sách đối với người có công, phong trào đền ơn đáp nghĩa của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Ng­ười có công với cách mạng và gia đình liệt sĩ đều đ­ược quan tâm chăm sóc về vật chất và tinh thần, đời sống từng bước đư­ợc cải thiện, nâng lên. Nhằm tổng kết phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2022, phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Tổ chức chiếu phóng sự Tổng kết 5 năm phong trào Đền ơn đáp nghĩa tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2022.

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm thăm hỏi và thường xuyên động viên thương bệnh binh,... Theo Bác khuyên Thương bệnh binh “Tàn nhưng không phế”, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, 75 người có công đại diện hơn 40.000 người có công tỉnh An Giang đã vượt qua bệnh tật, vượt khó vươn lên, làm giàu chân chính, dẫn đầu trong phong trào từ thiện, Đền ơn đáp nghĩa tại địa phương, góp phần hỗ trợ người có công ổn định và phát triển bền vững, làm giàu chân chính, góp công góp sức vào sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục tham gia công tác xã hội giúp đỡ nhiều người nghèo khó xung quanh khác.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước nhiệt liệt chào mừng tất cả quý vị đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu tới dự buổi họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, đề nghị các cấp các ngành tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sắc và tình cảm thiêng liêng đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng của tỉnh nhà.

Đồng thời, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tốt với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp phấn đấu phát huy tốt những thành quả đã đạt được, thực hiện đúng đủ công bằng minh bạch các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người có công, tập trung nguồn lực và xã hội hóa chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đảm bảo 100% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Bên cạnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn qua, cụ thể là tập trung nguồn lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống người có công, phát triển đều phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở các địa phương, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa kinh tế còn nhiều khó khăn như: Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phúnơi vừanhiều người có công khó khăn, người dân tộc thiểu số.


Các tin đã đưa