|

Bảo Vệ Chăm Sóc Trẻ Em

Kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới 6 tháng đầu năm 2023

 

 

Thực hiện Công văn số 03/UBQG-VP ngày 16 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam về việc hướng dẫn hoạt động năm 2023. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) và bình đẳng giới (BĐG) tỉnh An Giang báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 2023, cụ thể như sau:

Công tác ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động và phối hợp liên ngành thực hiện các hoạt động VSTBPN và BĐG. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Ban VSTBPN và BĐG tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện trong đó có  Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới năm 2023. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực của Ban VSTBPN và BĐG tỉnh) chủ động đề xuất phối hợp các thành viên của Ban VSTBPN và BĐG tỉnh ký các kế hoạch phối hợp để thực hiện công tác BĐG, VSTBPN năm 2023. Bên cạnh đó các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, công văn,… thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu VSTBPN, BĐG và lồng ghép các nội dung vào kế hoạch chung của ngành tại đơn vị, địa phương.

Công tác phối hợp các ngành liên quan thực hiện các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới: Các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, người làm công tác bình đẳng giới và người dân trong cộng đồng. Kết quả trong 6 tháng tổ chức trên 780 cuộc cho trên 25 ngàn lượt người tham dự. Đặc biệt phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang thực hiện chuyên mục “Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới” trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang 05 chuyên mục/năm (ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng), thời lượng dưới 10 phút/chuyên mục nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSTBPN và BĐG trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nội dung chú trọng việc tuyên truyền về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng định kiến giới, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có vấn đề xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Công tác cán bộ nữ: Tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương các cấp là 2.302 người, trong đó nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương các cấp là 584 người (chiếm 25,36% so với mục tiêu theo Quyết định số238/QĐ-UBND tăng 2,43% so với cùng kỳ). Thường xuyên quan tâm cử nữ công chức, viên chức tiềm năng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Nhìn chung, công tác cán bộ nữ được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành chú trọng hơn từ khâu quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến khâu bố trí, đề bạt cán bộ nữ nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị nhất là cấp phó phòng khá dồi dào và có triển vọng phát triển tốt.

Công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang. Ngoài ra, đường dây nóng 18008077, Tổng trẻ em 111 Trung tâm Công tác Xã hội - Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh An Giang kết nối bảo vệ, hỗ trợ tiếp nhận thông tin về mua bán phụ nữ và phòng chống bạo lực gia đình,...

Kết quả đạt được trong sáu tháng đầu năm đó là nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện công tác VSTBPN và BĐG xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển mọi mặt của tỉnh với chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đều xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động VSTBPN và BĐG.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn để triển khai công tác này đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới: một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm lồng ghép vào trong các hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn;  Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đã được đẩy mạnh tuy nhiên chưa sâu còn hạn chế về tài liệu, ngôn ngữ đối với một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, Công tác kiểm tra hoạt động VSTBPN và BĐG chưa được duy trì thường xuyên; Về đội ngũ người làm công tác VSTBPN và BĐG tại các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên thay đổi và phần lớn kiêm nhiệm nên hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong triển khai thực hiện và tham mưu công tác bình đẳng giới tại các địa phương.

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2023, cần quan tâm triển khai các hoạt động sau

Tiếp tục, triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 và các chương trình, đề án có liên quan.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới có liên quan; các vấn đề về bình đẳng giới trong các lĩnh vực mới như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, vận động việc lập ngân sách có trách nhiệm giới,...

Tiếp đó, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 hiệu quả, sáng tạo, phù hợp điều kiện, tình hình cụ thể của bộ, ngành, địa phương.

Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc liên quan đến công tác bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp giải quyết.

Khuyến khích thí điểm xây dựng và vận hành các sáng kiến, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác bình đẳng giới, bảo đảm chất lượng và thời hạn của báo cáo theo yêu cầu.

Khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở