|

Bảo Vệ Chăm Sóc Trẻ Em

Nghị định quy định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

 

 

Trong thời gian qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ban hành bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên.

Nghị định số 125/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Nghị định này gồm 4 chương, 23 điều quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới,... với nhiều điểm mới

Nghị định quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là 01 năm. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30 triệu đồng. Đối với tổ chức có hành vi VPHC như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trước hết, Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định chung nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Tại Chương I, Nghị định quy định những nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức.

So với Nghị định 55/2009, Nghị định 125/2021/NĐ-CP có những sửa đổi, bổ sung quan trọng như:

-  Quy định cụ thể hơn về các tổ chức được áp dụng trong Nghị định; bổ sung các quy định về hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc; điều chỉnh mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bình đẳng giới và bổ sung quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm” và “Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó”.

Bên cạnh đó, văn bản cũng bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước./.