|

Bảo trợ xã hội

Gia đình “mái ấm yêu thương” những trãi nghiệm đối với nhân viên công tác xã hội (Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10)

 

 

Hạnh phúc từ lâu đã là đề tài muôn thưở của con người, gia đình và đời sống xã hội. Dù ở giai đoạn lịch sử nào, con người luôn trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Trong đó hạnh phúc gia đình là nền tảng quan trọng để hướng tới hạnh phúc chung cho cộng đồng xã hội.

Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta.

Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải.

Theo thống kê từ một cuộc hội thảo về hôn nhân và gia đình, bình quân cả nước mỗi năm có từ 50.000 đến 70.000 vụ ly hôn, trong đó 70% là các cặp vợ chồng trẻ từ 20 - 30 tuổi. Theo đó có khoảng 50.000 trẻ độ tuổi đi học bị đẩy ra khỏi tổ ấm gia đình, buộc phải tự xoay xở.

Đối với nhân viên công tác xã hội, đây cũng là những trãi nghiệm cần thiết để có thể chia sẻ, tham vấn cho những thân chủ có vấn đề về “tổ ấm” của mình. Bản thân nhân viên xã hội đã trãi qua những kinh nghiệm này thì việc chia sẻ sẽ sâu sắc hơn, để không phải nói những sáo rỗng.

Đồng thời những trãi nghiệm này giúp cho việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, cũng chính là xây dựng một tế bào lành mạnh, là viên gạch hồng để xây dựng ngôi nhà chung của một xã hội công bằng, văn minh và hòa bình.

NHỮNG CẢM NHẬN SÂU SẮC VÀ TRÃI NGHIỆM THỰC TẾ VỀ  HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

* Yêu thương và chia sẻ là nền tảng của gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc cần có sự chia sẻ và yêu thương.

Hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, sự cảm nhận về hạnh phúc trong chúng ta chẳng ai giống ai. Chính tình yêu thương sẽ mang lại hạnh phúc trong gia đình. Chính tình yêu thương sẽ khiến cho từng thành viên trong gia đình sẽ tự giác hoặc nổ lực chia sẻ với nhau. Sự chia sẻ và được chia sẻ thể hiện sự yêu thương, cảm thông, thiện chí và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Duy trì mối quan hệ thân thiết, yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống để các thành viên trong gia đình được hạnh phúc. Bản thân mỗi thành viên luôn chủ động, nổ lực để duy trì và làm lan tỏa hạnh phúc bằng sự yêu thương và chia sẻ đến với các thành viên trong gia đình.

Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay lưu giữ được hương hoa” (nhà văn, nghệ sĩ Had Bejar).

Hạnh phúc gia đình là do chính đôi tay, công lao, mồ hôi và nước mắt mà tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau vun vén. Hạnh phúc là làm sao để những người thân yêu của mình, xung quanh mình  luôn luôn nở nụ cười trên môi, làm cho người khác bớt khổ, cho mọi người có niềm tin, chỉ có sự “Yêu thương và chia sẻ” mới giúp chúng ta thấu hiểu, tôn trọng giá trị, công việc của nhau, cảm thông và động viên nhau để vượt qua tất cả.

* Hạnh phúc gia đình từ những điều đơn giản nhất.

Hạnh phúc là những điều rất nhỏ nhoi, bình dị trong cuộc sống được chúng ta góp nhặt, chắt chiu, giữ gìn trở thành hạnh phúc ta hằng mơ ước. Hạnh phúc có thể là một bữa cơm đầm ấm của gia đình. Là khi cho đi một tình yêu không vụ lợi. Là khi nhận được một sự hi sinh không cần đền đáp. Là khi bạn nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn và hài lòng với những gì mình đạt được.

Gia đình hạnh phúc là các thành viên trong gia đình phi thương yêu, thu hiu và thông cm cho nhau; tình cm thiêng liêng y là cht keo gn kết các thành viên thành mt khi bn cht. Gia đình là đim ta vng chc, là bến đỗ bình yên nht đối vi mi thành viên, nht là khi ta phi đương đầu vi nhng  sóng gió cuc đời. Trên thực tế, hnh phúc gia đình được th hin rõ nht qua nhng vic làm nho nh trong cách ng x, đối x gia các thành viên trong gia đình, như ăn ung, ngh ngơi, chuyn trò, vui chơi, qua nhng nét sinh hot c th, din ra hàng ngày trong cuc sng đời thường. Gia đình là bến đỗ bình yên, thư giãn để sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, chúng ta được chia sẻ, vỗ về và nếu có âu lo, buồn phiền thì được gột rửa, xoa dịu… 

“Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon...”

 

* Muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình cần có sự nhường nhịn, thấu hiểu lẫn nhau giữa vợ và chồng.

Hạnh phúc phải có sự thấu hiểu nhau giữa các thành viên trong gia đình nhất là sự thấu hiểu giữa vợ và chồng vì cha mẹ là tấm gương cho các con noi theo. Đặc biệt vợ chồng phải biết nhường nhịn nhau, ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, luôn phải có sự thông cảm chia sẻ, biết giữ cho gia đình luôn bình yên.

Bạn là người thành công trong sự nghiệp, gia đình bạn có thể đảm bảo về kinh tế nhưng lại gia đình bạn luôn bất đồng, cải vã nhau thì không thể là gia đình hạnh phúc. Người xưa có câu nói :

"Chồng (vợ) giận thì vợ (chồng) bớt lời.

Cơm sôi bớt lửa mấy đời cơm khê"

 

Một gia đình nhỏ nhưng lúc nào cũng chan chứa tình yêu thương vô bờ bến, hạnh phúc luôn sẵn sàng chào đón ta. Đừng để những bất đồng giữa vợ chồng làm mất đi tình cảm, tiếc như giọt nước làm tràn ly không bao giờ lấy lại được. Hạnh phúc chỉ tồn tại với những ai biết giữ gìn và biết phát huy nó. Mái ấm gia đình luôn được vun đắp chính các thành viên trong gia đình. Nơi đây ta hình thành nhân cách, vun đắp ước mơ và thực hiện bổn phận làm con, làm chồng, làm vợ, làm mẹ, cha,... Hạnh phúc phải tạo ra từ niềm tin, tự sự yêu thương, hy sinh bản thân vì người khác. Cuộc sống dù đau buồn hay thất bại trong công việc các bạn nên nhớ vẫn còn có gia đình. Hãy yêu gia đình và luôn trân trọng những gì mình đang có.

* Tại sao chúng ta cần phải xây dựng gia đình hạnh phúc? Vì gia đình là trên hết.

Bạn là người thành công trong sự nghiệp nhưng lại là người thiếu thốn hạnh phúc. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn khi không có gia đình bên cạnh chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Hạnh phúc không thể mua được bằng tiền vì hạnh phúc là những mảnh ghẻp thủy tinh khi rơi xuống thì khó có thể chắp vá được. Vật chất hay địa vị chỉ là những thứ hào nhoáng bên ngoài mất rồi lại có nhưng tình cảm gia đình mới là trường tồn mãi mãi. 

Một gia đinh nhỏ nhưng lúc nào cũng chan chứa tình yêu thương vô bờ bến, hạnh phúc luôn sẵn sàng chào đón ta. Đừng để mất rồi tiếc như giọt nước làm tràn ly không bao giờ lấy lại được. Hạnh phúc chỉ tồn tại với những ai biết giữ gìn và biết phát huy nó. Mái ấm gia đình tuy nhỏ bé nhưng luôn sẵn sàng đón những người con trở về lúc thất bại, khi thành công, khó khăn hay hạnh phúc. Nơi đây ta hình thành nhân cách, vun đắp ước mơ và thực hiện bổn phận làm con, làm chồng, làm vợ, làm mẹ, cha,... Hạnh phúc phải tạo ra từ niềm tin, tự sự yêu thương, hi sinh bản thân vì người khác. Cuộc sống dù đau buồn hay thất bại trong công việc các bạn nên nhớ vẫn còn có gia đình. Hãy yêu gia đình và luôn trân trọng những gì mình đang có. Đừng để khi mất đi rồi thì sẽ hối tiếc vì có gia đình là có tất cả.

       Responsive image

 

* Tóm lại.         

Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình. Tính đa dạng còn thể hiện qua phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ là nói lý thuyết hay nói suông mà phải bằng thực tiễn từ những việc làm cụ thể. Tính nhiều chiều trong giáo dục gia đình thể hiện qua việc tiếp xúc rộng rãi với môi trường xã hội mà các thành viên trong gia đình là người trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ đó. Đây là những vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình khó có thể hình dung hết và thấy hết được trách nhiệm cũng như vai trò đóng góp to lớn của "tế bào" nhỏ bé của mình cho tương lai của dân tộc.

Để đạt được tiêu chí đó, hơn bao giờ hết các thành viên gia đình mà quan trọng nhất là các bạn trẻ chúng ta phải thực sự chung sức chung lòng đóng góp sức lực dù chỉ là bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình, muốn cho gia đình "ấm no" trước hết, chúng ta phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước. Như vậy, xây dựng gia đình theo chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" không chỉ tạo sự tiến bộ toàn diện cho mọi gia đình, mọi người mà cái cốt lõi đó chính là việc tạo nên điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào xã hội. Khi chúng ta lớn lên trong môi trường lành mạnh và phát triển của gia đình, chúng sẽ trở thành những chủ nhân tương lai đáp ứng với yêu cầu của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững".