|

Đảng - Đoàn thể

Chuyên đề An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân

 

 

 

 

TẤM GƯƠNG BÁC TÔN VỀ CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

1. Bác Tôn - Cả cuộc đời vì nước, vì dân

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời - suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với 92 tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Người đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao và nguy hiểm, dù ở bất kỳ cương vị nào, Bác Tôn vẫn luôn luôn sống một cuộc sống khiêm tốn và giản dị, nhân từ và đức độ, trung thực và nghĩa tình, quan tâm, chăm lo đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội, làm cho mọi người cảm nhận Bác Tôn gần gũi như một người thân trong gia đình.

Sớm kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, tinh thần nghĩa hiệp, mộc mạc, trọng tình người của chất người Nam Bộ và sự hồn hậu, coi trọng tình làng, nghĩa sớm của gia đình, ngay từ những năm tháng tuổi trẻ, Bác Tôn đã sớm bộc lộ tinh thần yêu nước, thương dân, không sợ gian khó, sớm dấn thân theo con đường cách mạng. Bác Tôn luôn gần gũi và giúp đỡ, bênh vực những con người bình thường, nhất là khi họ gặp phải hoàn cảnh trái ngang, bất công. Khi đang theo học tại trường tiểu học, Bác Tôn đã tổ chức những người bạn thân thiết đứng về phía những học sinh bị đối xử bất công và đấu tranh chống lại những kẻ ỷ thế ăn hiếp người khác. Thậm chí, khi viên đốc học người Pháp bắt phạt vô lý học trò lớp nhứt đứng phơi nắng, Bác Tôn đã vận động cả lớp phản đối.

Năm 1920, Bác Tôn đã bí mật tổ chức, tập hợp lực lượng công nhân, thành lập Công hội bí mật với mục đích là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và đấu tranh chống áp bức bóc lột của chính quyền thực dân, bênh vực quyền lợi của công nhân, từng bước chuyển phong trào công nhân Việt Nam từ giai đoạn “tự phát” sang giai đoạn “tự giác”, tạo nên cơ sở xã hội quan trọng để giai cấp công nhân vươn lên tiếp nhận học thuyết cách mạng, khoa học, tiên tiến của thời đại.

Những năm tháng bị tù đày gian khổ trong ngục tù đế quốc, lòng yêu nước, thương dân vẫn không hề nao núng, mà ngược lại nó đã hun đúc, kết tinh nên trong một con người Tôn Đức Thắng tràn đầy đức hy sinh và tình thương yêu đối với đồng chí, anh em. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng chân chính, gần gũi, biết cách thuyết phục, tổ chức những người tù , chú trọng chăm sóc sức khỏe các bạn tù , đồng thời vững vàng, gan góc trước bọn cai ngục, thậm chí sẵn sàng đưa thân mình hứng chịu những làn roi tàn bạo của kẻ th để che chở cho đồng chí, đồng đội đã chiếm được sự cảm phục, tin yêu trong nhà tù , do đó là các chiến sĩ cộng sản, hay những người tù chính trị khác, hoặc tù thường phạm. Bác Tôn đã tham gia sáng lập Chi bộ đặc biệt ở Nhà tù Côn Đảo và trở thành một trong những người lãnh đạo của các tù nhân Côn Đảo. Cộng với các chiến sĩ cộng sản khác, Bác Tôn đã tích cực đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt và biến chốn lao tù đế quốc tăm tối, tàn bạo thành trường học cách mạng. Đồng chí Lê Duẩn nhận xét: “Trong tù đày vô cùng khắc nghiệt, vậy mà Bác Tôn luôn luôn lạc quan, giữ lòng tin tưởng, sống với anh em chân tình, ấm áp”.

Trải qua nhiều trọng trách được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Bác Tôn luôn là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước; ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường; lòng trung thành, tận tụy; đạo đức trong sáng, mẫu mực, đức tính khiêm tốn, giản dị; tình thương yêu đồng chí, đồng bào; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết quốc tế vô sản.

Trong thời gian giữ trọng trách Chủ tịch nước, dù bận rất nhiều công việc, Bác Tôn vẫn quan tâm và bố trí thời gian đi thăm hỏi, động viên các đồng chí thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Hàng năm, vào dịp Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7, Bác Tôn thường gửi thư thăm hỏi ân cần đến các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội. Ngày 27/7/1970, đến thăm thương binh, bệnh binh đang điều dưỡng tại Quân khu III, Bác Tôn động viên anh em yên lòng chữa bệnh và nhắc nhở cán bộ, nhân viên điều trị hết lòng chăm sóc, chữa bệnh cho anh em thương binh, bệnh binh. Bác Tôn động viên các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng và nhắc nhở các cơ quan, đoàn thể, đồng bào các địa phương chấp hành tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội. Sự quan tâm của vị Chủ tịch nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ không chỉ là mối quan hệ giữa một vị lãnh đạo cấp cao và người dân, mà còn là minh chứng cho mối quan hệ gắn bó, thân tình, nhân ái của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với những người đồng chí, đồng bào ruột thịt.

Trước ngày giải phóng năm 1975, một cán bộ chuẩn bị vượt Trường Sơn về Nam công tác, trước khi rời Hà Nội đồng chí đến thăm sức khỏe và chào Bác Tôn. Hôm đó thấy Bác mặc chiếc áo cũ bị rút ngắn, Bác nối thêm một khúc. Đồng chí hỏi: “Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo cũ nối thế này?”. Bác cười độ lượng trả lời: “Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn”. Đồng chí rưng rưng nước mắt trước tấm lòng yêu nước, lo cho dân của Bác Tôn. Niềm vui và nỗi đau của đất nước chính là nhịp đập chung của trái tim giàu lòng nhân ái, cả cuộc đời chăm lo cho sự nghiệp chung không màng chi danh vọng của Bác Tôn.

Khi đến thăm thương bệnh binh điều trị tại C5 Đoàn 538 tỉnh Nam Hà, Bác Tôn đã tặng chiếc khăn len cho thương binh. Món quà tuy nhỏ bé về giá trị vật chất, nhưng có ý nghĩa lớn lao về tinh thần, thể hiện tình cảm chân thành, gần gũi và sự chăm lo của vị Chủ tịch nước đối với những người con của dân tộc đã cống hiến xương máu, hy sinh vì hòa bình, độc lập của đất nước.

Một lần, Bác Tôn đến thăm người bạn t Côn Đảo năm xưa. Khi đến nhà, thấy người bạn nghèo, tuổi cao nằm co ro trên chiếc giường tre. Bác xót xa ngậm ng i. Sau khi chuyện trò thăm hỏi, trở về Bác lấy chiếc nệm mút mình vẫn nằm gửi cho bạn. Khi đưa nệm mút nhờ đồng chí thư ký mang đi, Bác nói: “Hồi ở tù chúng tôi đều phải nằm lạnh. Nay không thể một người ấm, còn một người lại phải nằm lạnh”.

Một lần khác, khi biết tin một bạn t cũ đang công tác tại nông trường Lương Sơn, Bác Tôn quyết định đi thăm. Lúc này thấy Bác không được khỏe, anh em bảo vệ có ý ngần ngại, can ngăn: “Thưa Bác, Bác không được khỏe. Trước sau thế nào ông ấy cũng sẽ đến thăm Bác”. Biết ý, Bác Tôn lắc đầu nói: “Chưa chắc đâu. Có thể bạn bè thấy tôi làm Chủ tịch nước, họ ngại, nên tôi phải đến gặp trước”. Nói xong, Bác mở cửa xe và ô tô chuyển bánh.

Đồng chí Phạm Tống Hoằng, người Long Xuyên ra công tác ở Hà Nội, ở gần nhà Bác đến thăm, thấy Bác đang tưới hoa, tưới kiểng, đồng chí ấy nói: “Bác đưa cháu xách nước cho Bác”. Bác nói: “Không được, để Bác tưới, Bác lao động cho khỏe”. Bác không cho làm thay. Lần khác, đồng chí Hoằng đến gặp lúc Bác đang sửa chiếc xe đạp, liền hỏi: “Chiếc xe đạp của cô, cậu nào không chữa mà Bác phải hì hục thế này?”. Bác nói: “Ô! Xe này của mình đấy, mình sửa chữa để ngày chủ nhật đi thăm bạn bè cũng sống gần đây thôi”. Đồng chí Hoằng nói: “Trời ơi! sao Bác không đi ô tô mà làm việc khổ như thế!”. Bác nói: “Ô! Chỉ có một ngày chủ nhật thôi thì để cho anh lái xe nghỉ ngơi, anh ta còn giúp đỡ gia đình, mình bắt anh ta đi lái xe cho mình nữa thì rất tội”. Bác luôn quan tâm, chăm sóc đến người khác. Không tự cho phép dành đặc quyền cá nhân. Việc gì làm được thì Bác tự làm, không phiền đến mọi người[1].

Năm 1978, Bác Tôn đã sang tuổi 90, Trung ương định xây ngôi nhà nghỉ cho Bác ở ngay Hà Nội. Địa điểm được chọn là khuôn viên ch a Trích Sài, phường Bưởi trên bờ Hồ Tây, cảnh vật thật đẹp, yên tĩnh mát mẻ. Nhà đã thiết kế, vật liệu đã chuẩn bị, sắp khởi công thì Bác biết. Bác cho gọi ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Chủ tịch sang hỏi: “Các anh định xây nhà cho tôi?”. Ông Việt Dũng làm như không biết: “Không ạ. Cháu nghe như Phủ Thủ tướng định xây nhà khách ạ”. Bác nói: “Thế là chuyện khác, còn nếu định xây nhà cho tôi thì để các anh ở”, và Bác nói sang chuyện khác. Vậy là kế hoạch bị vỡ.

2. Bác Tôn - Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng

Bác Hồ từng dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa” và chính Bác Tôn đã lĩnh hội chủ nghĩa Mác - Lênin theo tinh thần nhân văn cao cả đó: Bác thương những người ruột thịt trong gia đình, bà con hàng xóm, thương những người thợ c ng làm, c ng cảnh ngộ, thương đồng bào bị bóc lột, đàn áp; sống chí tình, chí nghĩa với đồng chí, bạn bè.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, dù gặp muôn vàn gian nan, thử thách, Bác Tôn vẫn luôn nêu cao tinh thần cách mạng, giữ trọn niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người sống khiêm tốn, giản dị, nhân hậu, thủy chung, mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Tấm gương sáng của Bác Tôn là hiện thân tiêu biểu cho tính cách, khí chất, phong thái và nét văn hóa đặc sắc của người Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng: Thương người, luôn hào sảng, trọng nghĩa, bao dung độ lượng, hết lòng vì bạn bè, đồng chí, dũng cảm, mưu trí, vượt mọi khó khăn trở ngại vì nghĩa lớn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân”[2]. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho Nhân dân là chất NGƯỜI Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người. Tinh túy của chất ấy là lòng yêu nước, thương dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí; niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù mọi khó khăn gian khổ, tinh thần một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, đức chí công vô tư quên mình, sự khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên, trong sáng”[3].

Cuộc đời của Bác Tôn là một tấm gương sáng mẫu mực về lối sống khiêm tốn, giản dị, chân thành, gần gũi đồng chí, đồng bào, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, gần gũi, hòa mình trong cuộc sống đời thường. Nét nổi bật ở Bác Tôn chính là nhân cách của người cộng sản chân chính: Tấm lòng yêu nước, thương dân, yêu đồng bào, đồng chí, gần gũi thân thương với tất cả mọi người. Giữa Chủ tịch nước và người dân dường như không có khoảng cách. Với gia đình, vợ con, Bác Tôn sống thủy chung, tình nghĩa, thắm thiết, chăm lo chu đáo hết mực; với thân tộc, với quê hương, bạn bè, bà con, Bác Tôn luôn sống trọn vẹn nghĩa tình. Cố giáo sư Trần Văn Giàu cũng khẳng định: Chúng ta không học Bác ở lý luận mà học ở lập trường, nhân cách, cách sống ở đời,v.v...

Là người sớm thoát ly gia đình, xa quê hương hoạt động cách mạng nên tình yêu và nỗi nhớ xứ sở vẫn luôn da diết khôn nguôi trong tâm trí Bác. Được sinh ra và lớn lên tại Cù lao Ông Hổ, tỉnh An Giang, sâu thẳm trong trái tim Bác luôn dành một tình cảm rất tốt đẹp, trân trọng và quý mến cội nguồn quê hương của mình. Bởi chính nơi đây, xuất phát từ truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, từ dòng nước ngọt phù sa sông Hậu đã nuôi dưỡng nên nhân cách cao đẹp của chàng thanh niên Tôn Đức Thắng. Lần đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Bác về thăm An Giang trong nỗi bùi ngùi xúc động. Mặc dù hơn 30 năm xa quê hương nhưng Bác Tôn vẫn giữ nét chân chất của người miệt vườn, luôn ân cần, giản dị, thăm hỏi mọi người. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang luôn ghi nhớ lời tâm sự và căn dặn quý báu của Bác: Hôm nay, Đảng và Nhà nước cho phép tôi về thăm quê nhà. Chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như lúc này, khi cả nước được độc lập tự do, Bắc - Nam thống nhất. Tôi chẳng mong gì hơn là An Giang trở thành tỉnh xuất sắc, giàu mạnh, Nhân dân được ấm no, ai cũng được học hành như Bác Hồ mong muốn trong Di chúc lịch sử của Người.

Quê hương với Bác Tôn thật thiêng liêng, điều mong mỏi của Bác về sự phát triển của quê hương An Giang trong tương lai cũng chính là mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang. Vì vậy, xây dựng quê hương An Giang ngày càng ấm no, giàu đẹp, hạnh phúc chính là món quà ý nghĩa nhất dành tặng Bác Tôn.

3. Liên hệ thực tiễn việc học tập theo tấm gương, đạo đức Bác Tôn.

Thông qua tấm gương, đạo đức Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân,Bản thân cảm nhận sâu sắc rằng việc học tập theo tấm gương, đạo đức Bác Tôn có một ý nghĩa quan trọng đối với tất cả chúng ta đặc biệt là đối với cán bộ, viên chức, người lao động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, việc học tập không phải là những vấn đề cao siêu mà từ những việc nhỏ nhất trong đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể…Việc học tập theo tấm gương, đạo đức Bác Tôn đó là:

- Chúng ta phải luôn luôn giử tâm trong sáng,rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, sống giản dị hòa đồng với đồng chí đồng đội, với mọi người xung quanh, phải luôn đoàn kết xây dựng nội bộ, phê và tự phê bình.

- Chấp hành nghiêm ý thức tổ chức kỷ luật, nội qui, qui chế hoạt động của cơ quan, đơn vị,địa phương, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,Điều lệ Đảng, các qui định của Đảng.

- luôn luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, chăm lo tốt cho đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm.

- Chấp hành tốt mọi sự phân công của Đảng, của tổ chức, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Tham mưu tốt cho lãnh đạo trong các lĩnh vực được phân công.

- Tích cực ra sức phòng chống tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm, xa hoa lãng phí, việc gì có lợi cho mình thì làm, việc gì không có lợi cho mình thì né tránh.

- Chia sẻ sự yêu thương, cố gắng vượt qua mọi khó khăn đối với gia đình, đồng chí, đồng đội, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.

- Ra sức học tập thông qua sách, vở, kinh nghiệm của các đàn anh đi trước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tham gia tích cực các mặt phong trào văn hoă, văn nghệ, thể dục thể thao do các Đoàn thể, cơ quan tổ chức.

- Chúng ta học tập ở Bác Tôn là một tấm gương sáng mẫu mực về lối sống khiêm tốn, giản dị, chân thành, gần gũi đồng chí, đồng bào, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, gần gũi, hòa mình trong cuộc sống đời thường. Nét nổi bật ở Bác Tôn chính là nhân cách của người cộng sản chân chính: Tấm lòng yêu nước, thương dân, yêu đồng bào, đồng chí, gần gũi thân thương với tất cả mọi người. Giữa Chủ tịch nước và người dân dường như không có khoảng cách. Với gia đình, vợ con, Bác Tôn sống thủy chung, tình nghĩa, thắm thiết, chăm lo chu đáo hết mực; với thân tộc, với quê hương, bạn bè, bà con, Bác Tôn luôn sống trọn vẹn nghĩa tình. Cố giáo sư Trần Văn Giàu cũng khẳng định: Chúng ta không học Bác ở lý luận mà học ở lập trường, nhân cách, cách sống ở đời,v.v...

 


[1]   Theo hồi ký của đồng chí Phạm Tống Hoằng (Phó Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Hậu).

[2]   Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11; tr.520.

[3]   Phạm Văn Đồng: Bác Tôn - Nhà cách mạng bất tử, trong cuốn Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết (Hồi ký), Nxb CTQG, H.2003, tr. 24.