|

Bảo Vệ Chăm Sóc Trẻ Em

Năm 2021, Phấn đấu 100% trẻ em bị xâm hại khi phát hiện được lập hồ sơ quản lý và hỗ trợ phù hợp kịp thời

Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục duy trì 70,5% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Vận động đóng góp Qũy bảo trợ trẻ em tỉnh 5 tỷ đồng/năm. Giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại so với năm 2020 là 15%; 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp, chăm sóc bằng nhiều hình thức để phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển...

Để thực hiện các mục tiêu trên, Ngành sẽ tiếp tục phối hợp các ngành, các cấp tiếp tục tạo dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU ngày 29/5/2012 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Kế hoạch số 529/KH-UBND ngày  30/8/2019 về “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019 – 2025” và Kế hoạch số 530/KH-UBND ngày 30/8/2019 về “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025” trên địa bàn tỉnh An Giang

Tích cực hướng dẫn các địa phương, xây dựng và nhân rộng mô hình xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; mô hình “Ngôi nhà an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em”; mô hình sinh hoạt CLB trẻ em… Chủ động có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt các điểm giữ trẻ mùa lũ hàng năm; kế hoạch thăm, tặng quà và tổ chức vui chơi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS... trong các dịp hè, lễ, Tết.

Bên cạnh đó, tăng cường vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em, huy động được nguồn lực hỗ trợ các hoạt động chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tập trung hỗ trợ phẩu thuật nhân đạo cho trẻ bị bệnh, bị dị tật, khuyết tật... Củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm, văn phòng công tác xã hội, đường dây nóng bảo vệ trẻ em; tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tư vấn bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tại các địa phương cơ sở và thực hiện tốt việc quản lý cas đối với đối tượng theo quy định.

Được biết năm 2020, Ngành đã phối hợp các ngành, các cấp thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu năm 2020 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngoài cộng đồng cho khoảng 3.105 trẻ em với tổng kinh phí khoản 570.000.000 đồng. Duy trì và nhân rộng 56/156 xã, phường, thị được lồng ghép triển khai thí điểm mô hình Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em; 11/11 huyện, thị thành và 61/156 xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; 76 Câu lạc bộ trẻ em; 10 điểm tư vấn tại trường học; 110 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động trực tiếp và gián tiếp với số tiền 4,19 tỷ đồng và đã hỗ trợ cho 2.469 lượt trẻ em thông qua các hoạt động như: mổ tim, phẫu thuật sứt môi- hở hàm ếch, thăm tặng quà, cấp học bổng. Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp cho 151 lượt tư vấn về các vấn đề trẻ em;  vận hành hiệu quả hoạt động Tổng đài Trung tâm kết nối đường dây nóng phòng chống mua bán người “18008077” và Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111...